Các phân ngành của Graphic Design
Graphic Design – nền tảng cho mọi nhà thiết kế
Graphic Design được xem như kiến thức nền tảng cho bất kì nhà thiết kế nào, vì đa phần các lĩnh vực thiết kế đều tập trung vào thị giác, nghĩa là thể hiện bằng hình ảnh. Graphic Design sẽ giải quyết mọi vấn đề liên quan đến việc thể hiện bằng thị giác, bao gồm hình ảnh và chữ.
Graphic Design có thể được dùng cho nhiều mục đích khác nhau như quảng cáo, bán hàng, tuyên truyền, cổ động, giáo dục,… nhưng tựu trung lại là để truyền đạt một thông tin hay thông điệp nào đó.
Các cấp độ của Graphic Designer
Graphic Design là một trong những vị trí cạnh tranh cao nhất nhưng cũng phổ biến nhất hiện nay. Bất cứ ngành nghề nào cần đến hình ảnh thì cũng cần đến Graphic Design. Tùy thuộc vào lĩnh vực kinh doanh, định hướng phát triển mà tại các công ty, Graphic Designer có những chức danh khác nhau: Junior Designer ( Designer có từ 1 – 5 năm kinh nghiệm), Senior Designer (>5 năm kinh nghiệm), Art Director, Creative Director, Design Director, Chief Creative Officer…
Graphic Design tập trung vào thiết kế sản phẩm (Product Design), website ( website design) và các ấn phẩm (publication design)
Phần mềm các Graphic Designer sử dụng khá đa dạng: Illustrator, Corel Draw, Photoshop, Indesign… và tất nhiên cả giấy bút để hỗ trợ cho việc lên ý tưởng
Graphic Design có bao nhiêu phân ngành?
- Thiết kế bộ nhận diện thương hiệu
- Thiết kế giao diện Web/ App và ứng dụng
- Thiết kế tiếp thị và quảng cáo
- Thiết kế ấn phẩm xuất bản
- Thiết kế chuyển động
Thiết kế bộ nhận diện thương hiệu
Bạn nhanh chóng nhận ra hãng thức ăn nhanh Macdonald với hình ảnh một chữ M màu vàng. Hay giữa vô số thương hiệu thời trang, bạn dễ dàng phân biệt LV với Chanel, Fendi, Gucci…dựa vào các họa tiết. Dù cho không phải là fan bóng đá, bạn cũng có thể nhận biết các đội Real Madrid, Barca hay Manchester United dựa trên màu sắc đặc trưng và logo của từng đội bóng…
Tất cả những logo, màu sắc, họa tiết,… mà bạn nhìn thấy và phân biệt được đều là sản phẩm của Thiết kế bộ nhận diện thương hiệu.

Thiết kế giao diện Web/ App và ứng dụng
Shopee – Lazada, Facebook – Twitter, Spotify -iTunes… chính là những Web, App rất đỗi quen thuộc với chúng ta. Việc lựa chọn sử dụng Web/ App nào nhiều hơn cũng nằm ở việc Web/App nào bắt mắt và dễ sử dụng hơn.
Công việc của người thiết kế giao diện Web/ App và ứng dụng chính là tạo ra một giao diện tối ưu, hiệu quả cho doanh nghiệp và thân thiện với người tiêu dùng.
Thiết kế ấn phẩm truyền thông và quảng cáo
Đôi khi bạn chọn mua 1 sản phẩm vì nó có bao bì bắt mắt. Hay bạn từng trầm trồ với những chiếc Poster sang – xịn – mịn ở các rạp phim? Nếu là người thích mua sắm offline, hẳn bạn cũng đã từng cầm trên tay chiếc catalogue với đầy đủ thông tin, hình ảnh sản phẩm được sắp xếp trông rất “nghệ” của các nhãn hàng…

Thiết kế ấn phẩm truyền thông và quảng cáo chính là công việc tạo ra phần lớn các sản phẩm có yếu tố đồ họa trong cuộc sống của chúng ta.
Thiết kế ấn phẩm xuất bản
Từ khi còn nhỏ, không ai trong chúng ta chưa từng tiếp xúc với những truyện, sách, báo, tạp chí,,… – đây chính là các ấn phẩm xuất bản.

Những Designer chuyên về thiết kế ấn phẩm xuất bản sẽ làm việc trực tiếp với Biên tập viên và nhà xuất bản để thiết kế ra các sản phẩm phù hợp với nội dung, yêu cầu đi kèm. Lựa chọn và kết hợp các yếu tố như kiểu chữ, nhiếp ảnh, đồ họa, hình minh họa chính là những điều mà một người chuyên thiết kế ấn phẩm xuất bản cần làm.
Thiết kế đồ họa chuyển động (Motion Graphic)

Thỉnh thoảng, bạn có thể bắt gặp những banner, poster online có tính chuyển động về các sự kiện trên nền tảng các trang mạng xã hội hoặc trên các Web/ App vào những ngày khuyến mãi, giảm giá, các con số, nhân vật thường hiển thị lần lượt và nhấp nháy tạo sự chú ý… đó chính là một trong những ứng dụng của Motion Graphic.
Trả lời